Bệnh & Thuốc

Cảnh giác đừng chủ quan với chứng xoắn tinh hoàn

Đã đăng 12/03/2019

Xoắn tinh hoàn là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở tinh hoàn nam giới. Bởi nó có diễn biến rất bất ngờ, nhanh chóng và gây nguy hại trực tiếp đến tinh hoàn. Việc tìm hiểu những thông tin cơ bản về tình trạng xoắn tinh hoàn là gì sẽ giúp cánh mày râu có cách nhận biết cũng như khắc phục tình trạng này kịp thời.

Xoắn tinh hoàn là gì?

Trong hệ thống cơ quan sinh dục của nam giới, tinh hoàn đóng vai trò rất quan trọng. Là nơi sản xuất ra tinh trùng và nội tiết tố nam giúp nam giới duy trì đặc trưng bản lĩnh đàn ông của mình.

Xoăn tinh hoàn là tình trạng xảy ra khi cuống của tinh hoàn bị vặn và xoắn xung quanh trục của nó. Điều này khiến các mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn bị tắc nghẽn, tinh hoàn bị thiếu máu gây sưng và đau đớn cho người bệnh, thậm chí gây ra chứng teo tinh hoàn, vô sinh – hiếm muộn, nguy hiểm hơn gây hoại tử tinh hoàn

Triệu chứng nhận biết xoắn tinh hoàn

Để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, nam giới nên chủ động tìm hiểu phát hiện bệnh qua một số dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện tình trạng đau đột ngột và dữ dội ở vùng bìu, nơi chứa tinh hoàn
  • Đau ở bên tinh hoàn, bởi một bên tinh hoàn bị xoắn dữ dội hơn so với bên còn lại. Các cơn đau này sẽ lan rộng ra bẹn, thậm chí cả thận, khiến người bệnh khó chịu
  • Phần bìu có tinh hoàn bị xoắn sưng to, dùng tay ấn vào có cảm giác đau nhức dữ dội
  • Đi tiểu buốt, tiểu rắt
  • Xuất tinh có lẫn tia máu trong tinh dịch
  • Một số triệu chứng kèm theo như: sốt, buồn nôn, chóng mặt, …

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn là từ đâu?

Đây không phải là bệnh hiếm gặp, trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này mà nếu không chú ý, nam giới hoàn toàn có thể gặp phải, cụ thể như:

– Do bất thường bẩm sinh: Do trục dài của tinh hoàn sau khi sinh vẫn nằm ngang khiến tinh hoàn bị xoay trên thừng tinh.

– Tinh hoàn bị ẩn: Là hiện tượng tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà bị “lạc” mất trong ống bẹn hoặc ổ bụng. Tình trạng này có thể gây xoắn tinh hoàn

– Mặc quần chật, bó sát: Nam giới nếu mặc quần lót quá chật, bó sát có thể khiến “cậu nhỏ” trở nên xoắn và dẫn đến xoắn tinh hoàn.

– Ngủ sai tư thế: Nếu ngủ sai tư thế, tinh hoàn và “cậu nhỏ” bị kẹp giữa hai đùi sẽ tạo ra áp lực cho những bộ phần này. Đặc biệt, nếu các bạn có thói quen khi ngủ vặn vẹo cả 2 bên sẽ khiến cho thừng tinh dễ bị xoắn lại, gây bệnh xoắn tinh hoàn.

– Có tiền sử bị xoắn tinh hoàn: Nam giới nếu đã từng bị xoắn tinh hoàn, mặc dù đã chữa trị, các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm thì vẫn có khả năng tái phát bệnh.

– Do thời tiết: Tinh hoàn có thể bị xoắn lại khi thời tiết lạnh hoặc khi bị lạnh đột ngột như tắm biển, nằm điều hòa ở nhiệt độ thấp, đi du lịch ở vùng có khí hậu lạnh…

Cách chẩn đoán xoắn tinh hoàn

Để xác định tình trạng xoắn tinh hoàn, người bệnh cần đến trực tiếp các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Bác sĩ tiến hành kiểm tra phản xạ của bệnh nhân bằng cách chà xát hoặc véo mặt trong đùi phía của bên tinh hoàn bị xoắn.
  • Xét nghiệm nước tiểu, công thức máu hoặc siêu âm Doppler màu để nhận diện các tổn thương do xoắn tinh hoàn gây ra.
  • Kỹ thuật chụp scan phóng xạ được áp dụng với mục đích giúp phát hiện lưu lượng máu dẫn đến tinh hoàn, giúp phân biệt tình trạng xoắn tinh hoàn với các nguyên nhân khác.

Khám phá Xuất hiện mụn đốm trắng & ngứa tinh hoàn là do đâu

Cách điều trị xoắn tinh hoàn

Các chuyên gia nam khoa cảnh báo, nam giới bị xoắn tinh hoàn nếu không cấp cứu kịp thời có thể khiến cho tinh hoàn bị hoại tử, buộc phải cắt bỏ. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Chính vì vậy, ngay khi có các triệu chứng xoắn tinh hoàn, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với những trường hợp bị xoắn tinh hoàn chính là phẫu thuật gỡ xoắn tinh hoàn cùng thừng tinh và đặt chúng trở lại vị trí bình thường.

Bệnh xoắn tinh hoàn nếu được can thiệp sau 6 giờ, tỷ lệ bảo vệ được tinh hoàn là 90%; sau 12 giờ, tỷ lệ này giảm xuống 50%; sau 24 giờ, khả năng giữ lại được tinh hoàn chỉ còn 10%.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tránh các hoạt động gắng sức, tránh quan hệ tình dục hoặc kích thích tình dục, mặc các loại đồ lót, quần áo rộng rãi… Với trường hợp ở trẻ sơ sinh thì cần phẫu thuật để ngăn ngừa những vấn đề về sức khoẻ sinh sản hay sản xuất nội tiết tố nam sau này.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hiện tượng xoắn tinh hoàn ở nam giới. Vì đây được xác định là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, bất cứ nam giới nào cũng nên tham khảo và bổ sung những kiến thức về tình trạng xoắn tinh hoàn để tránh gặp phải những biến chứng xấu và nguy hiểm có thể xảy ra.

Tham khảo thêm chứng Viêm tinh hoàn

Tra cứu