Tiểu buốt, tiểu rát là tình trạng không còn xa lạ đối với nhiều người. Và ngoài việc gây ra những khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt thì đây còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác. Vậy tiểu buốt, tiểu rát do nguyên nhân nào gây ra và có cách điều trị như thế nào?
Tiểu buốt, tiểu rát là gì?
Tiểu buốt, tiểu rát có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kể đó là nam hay nữ giới. Tuy nhiên, so với nam giới, chị em phụ nữ thường hay gặp phải tình trạng này hơn bởi do cấu tạo ngắn của ống niệu đạo.
Theo đó, tiểu buốt tiểu rát là cảm giác đau đớn, rát buốt mỗi lần đi tiểu. Cảm giác này có thể cảm nhận rõ ràng dọc theo ống niệu đạo khi nước tiểu chảy qua. Đôi khi, người bệnh còn có thể quan sát có mủ lẫn cùng với nước tiểu.
Nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rát
Thực tế, tình trạng đau buốt mỗi khi đi tiểu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đó có thể là các bệnh lý sau:
- Viêm niệu đạo: Sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn từ cơ quan sinh dục ngoài lên ống niệu đạo có thể dẫn tới viêm nhiễm, gây cảm giác nóng rát ở mỗi lần tiểu.
- Viêm bàng quang: Vi khuẩn từ ống niệu đạo di chuyển ngược dòng lên bàng quang và gây viêm. Cùng với đó là cảm giác vùng bụng dưới căng tức, khi tiểu cảm thấy buốt rát.
- Viêm thận: Là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng tiểu buốt. Và nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh lý này có thể biến chứng làm suy giảm chức năng của thận.
Ngoài các bệnh lý liên quan đến thận – tiết niệu trên, tiểu buốt tiểu rát còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:
- Bệnh lý tuyến tiền liệt ở nam giới: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tiền liệt tuyến…
- Nhiễm nấm men âm đạo ở nữ giới.
- Do các thủ thuật tại đường tiết niệu.
- Herpes sinh dục.
- Bệnh Chlamydia.
- Ống niệu đạo bị hẹp.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
- Bệnh lậu.
- Bí tiểu.
- Quan hệ tình dục không an toàn.
>>> Tìm hiểu thêm: các bệnh phụ khoa thường gặp
Biến chứng của tiểu buốt, tiểu rát
Ngoài việc gây ra những khó khăn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt, tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt nếu bắt nguồn từ các bệnh lý thì rất dễ tiến triển và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, như:
- Ảnh hưởng, suy giảm chức năng thận.
- Suy giảm ham muốn, khả năng tình dục.
Chẩn đoán tiểu buốt, tiểu rát
Chẩn đoán tiểu buốt, tiểu rát do nguyên nhân nào gây ra sẽ có vai trò đáng kể trong việc đưa ra biện pháp điều trị phù hợp tương ứng. Theo đó, để chẩn đoán, các bác sĩ thường:
- Khai thác thông tin về tiền sử bệnh lý như: thời gian xuất hiện, mức độ rát buốt, thói quan quan hệ tình dục…
- Khám bên ngoài cơ quan sinh dục.
- Đối với nữ giới, có thể thực hiện thêm việc thăm khám phụ khoa.
- Lấy mẫu nước tiểu và xét nghiệm.
- Kiểm tra thành phần nước tiểu.
Tiểu buốt, tiểu rát điều trị như thế nào?
Để điều trị tiểu rát, tiểu buốt được hiệu quả, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sơ y tế chuyên khoa nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ví dụ như:
- Tiểu buốt tiểu rát do viêm âm đạo: Điều trị bằng thuốc để loại bỏ sự tồn tại của các loại vi khuẩn bệnh. Đó có thể thuốc đặt, thuốc uống hoặc thuốc dạng kem.
- Tiểu buốt tiểu rát do viêm niệu đạo: Tùy vào mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc với liều lượng phù hợp.
- Tiểu buốt tiểu rát do viêm bàng quang: Thuốc có thể được đưa vào bên trong cơ thể qua việc tiêm tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra một số hướng dẫn, lời khuyên về chế độ sinh hoạt, ăn uống hằng ngày của người bệnh để tình trạng nhanh chóng được cải thiện hơn, bao gồm:
- Uống nhiều nước.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống sau: chè, café, rượu…
- Không ăn đồ ăn cay, kiêng các đồ ăn có tính axit.
- Ăn nhạt hơn.
- Có thể kiêng quan hệ tình dục nếu cần thiết, nếu quan hệ, nên sử dụng bao cao su.
- Không dùng các chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh có mùi thơm để tránh kích ứng.
- Có thể tham khảo sử dụng các loại nước uống ép từ bí hay bèo cái, sắn dây.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề tiểu buốt tiểu rát nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị xin được chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng nhờ những thông tin này, việc chủ động thăm khám để tầm soát và điều trị bệnh sẽ được thực hiện sớm hơn, giúp cơ thể tránh khỏi những ảnh hưởng về sức khỏe. Và nếu còn băn khoăn gì, hãy liên hệ tới các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tốt nhất nhé!