Blog sức khỏe

Cách chữa bệnh chàm bìu đơn giản nhất 2019

Đã đăng 17/12/2018

Bệnh chàm tại sao tôi chữa hoài mà vẫn tái phát lại, mãi không hết ? Đây là thắc mắc của không ít nam giới khi không may mắn mắc phải bệnh này. Kem bôi, thuốc kháng sinh… và một số bài thuốc Đông y là những cách chữa bệnh chàm bìu đơn giản – hiệu quả nhất 2019. Bạn đã biết những cách đó chưa, nếu chưa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nó nhé!

bieu hien benh cham biu

Chàm bìu là bệnh gì? Triệu chứng thường gặp

Chàm bìu là bệnh chủ yếu ở nam giới khiến vùng da bị chàm lỏng lẻo nhất là dương vật sẽ bị lỏng lẻo hơn các vùng khác. Do khu vực này thường kín và có độ ẩm cao nên khi bị chàm còn rất dễ làm các loại viêm da khác phát triển.

Khi bị bệnh người bệnh sẽ có một số triệu chứng như:

  • Đổ mồ hôi nhiều, nhất là vùng bìu, háng, ẩm nóng thường xuyên
  • Vùng da chàm nổi mẩn đỏ, có hình bầu dục hoặc tròn
  • Đôi khi xuất hiện mụn nước nhỏ li ti quanh vùng chàm
  • Khi bị chàm người mắc sẽ cảm thấy ngứa ngáy và gãi nhiều đây là lý do khiến bệnh càng nặng hơn. Khi gãi nhiều sẽ gây tổn thương cho da khiến vi khuẩn thâm nhập được vào sâu hơn làm cho vùng chàm bìu càng sưng tấy, ngứa gáy và dày hơn.

Chàm bìu có lây không?

Khi mắc bệnh, bệnh thường gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì thế các bạn thường cảm thấy tự ti, lo sợ lây nhiễm cho bạn tình. Tuy nhiên đây là căn bệnh ngoài da và không lây lan như một số căn bệnh truyền nhiêm. Đa phần bệnh chỉ di truyền khi trong nhà bạn đã có người từng bị chứ không có khả năng lây trực tiếp như bạn đã nghĩ.

Mặc dù bệnh không lây từ người này sang người khác nhưng trong thời gian điều trị các bạn cũng nên hạn chế hoặc ngưng quan hệ và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi khi quan hệ chàm sinh dục có khả năng nặng thêm, dễ bị viêm nhiễm gây đau đớn

Các nguyên nhân gây chàm bìu

Tác nhân kích ứng, dị ứng: Chất nhuộm quần áo, 5-fluouracil, Dimethyl sulphate, bao cao su, Kháng sinh, Chất diệt tinh trùng (nonoxynol), Chất sát trùng tại chỗ, Môi trường liên quan tới nghề nghiệp Diesel hay Dầu nhờn,…

Nhiễm trùng: Ghẻ, Rận, Oxyuris, Giang mai, Sán máng, Bệnh lime, HIV, Corynebacterium minutissimum, Viêm da dầu, Các bệnh da, Vảy nến, Viêm da cơ địa, ….

Sự phát triển của bệnh

Đầu tiên là các yếu tố bên ngoài sẽ tác động đến vùng da bìu khiến khu vực này bị tổn thương thành bệnh chàm bìu. Sau khi có biểu hiện của bệnh vùng da bìu bị tác động liên tục gãi khiến các chất viêm trung gian gây ngứa phát tán khiến bệnh lại càng trở nên dai dẳng khó chữa.

Phân loại chàm bìu

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y học chàm bìu có bốn loại như sau:

+   Loại 1. Viêm nhẹ và khô: vùng da bị ngứa và bỏng rát trong vài tuần sau đó bong vảy rồi tự khỏi.

+   Loại 2. Chàm bìu mạn tính thể khô: da bìu đỏ bong vảy, ngứa, bỏng rát lan tới vùng đùi, dương vật.

+   Loại 3. Chàm bìu mạn tính dạng ướt: vùng trong đùi và da bìu có độ ẩm cao, nứt nẻ, rò nước, giãn mạch gây đau đớn khó chịu.

+   Loại 4. Chàm biu nặng gây phù và loét: vùng bị chàm sưng nề, có dịch mủ nứt nẻ, loét, có khả năng hoại tử cao.

thuoc boi chua cham biu

Cách trị chàm bìu theo kinh nghiệm dân gian hiệu quả

Đây là chứng bệnh khá nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy việc điều trị sớm đúng cách là vô cùng cần thiết, dưới đây là một số cách chữa chàm bìu các bạn có thể tham khảo

  • Sử dụng một số loại thuốc bôi có thành phần Steroidd vừa phải (lưu ý: không nên tự ý mua thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để bảo đảm việc điều trị đạt hiệu quả)
  • Nếu vùng da bị viêm nhiễm, nhiễm trùng và có mủ thì nên dùng thuốc kháng sinh đặc trị do bác sĩ chỉ định liều dùng phù hợp với thể trạng
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ bằng nước muối pha loãng, giúp sát trùng vết thương, giảm mẩn đỏ, sưng tấy.

Chàm bìu là bệnh lý cần sớm điều trị để tránh gây ra những tổn thương không mong muốn ở vùng nhạy cảm. Vì vậy, người bệnh không nên xấu hổ mà nên tiến hành điều trị sớm bằng cách chủ động thăm khám ở cơ sở uy tín để tránh tình trạng bệnh trở thành mãn tính.

Mong rằng qua những thông tin chia sẻ ở trên giúp ích cho các bạn, chúc bạn sức khỏe và đừng quên đồng hành cùng Blog sức khỏe để biết thêm nhiều kiến thức y học mới nhất nhé !

Tra cứu