Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là gì? Triệu chứng & thuốc điều trị
Bs. Tạ Hồng Duyên Đã đăng 30/11/2018
Ung thư tuyến tiền liệt là căn bệnh nam khoa phổ biến trong hệ sinh dục của nam giới. Tuy phát triển chậm nhưng bệnh gây nhiều nguy hiểm khi di căn sang những bộ phận khác như xương hay các hạch bạch huyết.
Tuyến tiền liệt là cơ quan thuộc hệ thống sinh sản của nam giới nằm trong khung chậu, dưới bàng quang và trước trực tràng. Đây là bộ phận bao gồm nhiều tuyến nhỏ có nhiệm vụ sản sinh tinh dịch để nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Theo wikipedia, Ung thư tuyến tiền liệt hay tiền liệt tuyến là một trong nhưng loại ung thư thường gặp ở nam giới. Bệnh do sự phát biến đổi các tế bào tuyến tiền liệt thành tế bào ung thư.
Ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở những nam giới ngoài 50 tuổi. Tuy nhiên, bệnh phát triển chậm và thường bị hạn chế ở tuyến tiền liệt nên không phải lúc cũng nguy hiểm hay dẫn tới tử vong.
Thậm chí, nhiều trường hợp mắc bệnh lớn tuổi thường chết già hay các bệnh lý khác chứ không phải do ung thư tuyến tiền liệt. Theo các chuyên gia, chỉ có 1/3 người gặp phải tình trạng bệnh phát triển nhanh và di căn sang các bộ phận khác.
Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi và sớm phát hiện khi bệnh vẫn còn trong phạm vi của tuyến tiền liệt để cơ hội chữa trị bệnh được cao hơn.
Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt
Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt không thật sự rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu khi bệnh phát triển chậm. Trong đó, dễ thấy nhất là những dấu hiệu có liên quan tới đường tiết niệu như:
+ Đi tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm.
+ Dòng nước tiểu yếu, không liền mạch mà hay bị gián đoạn.
+ Khó khăn trong việc kiểm soát dòng nước tiểu.
+ Tiểu khó.
+ Khả năng kiểm soát nước tiểu kém, nhất là khi đang ho hoặc cười có thể tiểu bất ngờ.
+ Khi đi tiểu, xuất tinh đều cảm thấy đau.
+ Trong nước tiểu, tinh dịch có thể lẫn máu.
Với những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt di căn, có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác:
+ Đau vùng lưng, hông, đùi thường xuyên.
+ Xương đùi dễ gãy khi gặp phải những chấn động nhẹ
+ Đột ngột giảm cân không rõ nguyên nhân.
+ Cơ thể mệt mỏi, thể lực suy giảm.
Do vậy, khi có những triệu chứng nghi ngờ trên nên tìm gặp các bác sĩ để được kiểm tra và làm xét nghiệm đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) để kịp thời phát hiện bệnh. Ngoài ra có thể lấy sinh thiết và kiểm tra dưới kính hiển vi.
Đối với những trường hợp có thể di căn, quét CT và chụp cắt lớp xương là biện pháp giúp xác định khá chính xác.
Những đối tượng nào dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt?
Cho dù chưa có nghiên cứu chính xác về các nguyên nhân gây ung thư tiền liệt tuyến nhưng theo các chuyên gia, các đối tượng nam giới sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
+ Nam giới sử dụng thường xuyên các thực phẩm chứa nhiều chất béo.
+ Nam giới béo phì, thừa cân, cao huyết áp.
+ Có người thân như bố, anh em trai mắc bệnh.
+ Nam giới trên 50 tuổi.
+ Nam giới gốc Phi.
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt như thế nào?
Mặc dù ung thư tuyến tiền liệt diễn biến chậm, có thể không cần điều trị sớm nhưng để an toàn, các bác sĩ vẫn có thể chỉ định thực hiện một trong số những phương pháp sau:
+ Liệu pháp nội tiếp.
+ Xạ trị.
+ Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt.
+ Hóa trị – thường được áp dụng với những trường hợp bệnh đã di căn sang các bộ phận các của cơ thể.
+ Làm lạnh mô tuyến tiền liệt để loại bỏ tế bào ung thư.
Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để sớm phát hiện ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. Đặc biệt là những trường hợp trong gia đình đã có người mắc bệnh.
Ngoài ra, để giảm nguy cơ mắc bệnh, nam giới nên chú ý một số vấn đề sau:
+ Hạn chế sử dụng chất béo và bổ sung nhiều trái cây và rau củ.
+ Thường xuyên tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
+ Tránh tình trạng thừa cân, nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
+ Không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích khác.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến ung thư tiền liệt tuyến. Hi vọng với những chia sẻ này, việc tầm soát và điều trị bệnh sẽ kịp thời và hiệu quả hơn. Và đừng quên tìm tới bác sĩ khi có những dấu hiệu nghi ngờ nhé.