Những sự thật nhanh về ung thư gan mà bạn cần biết
Phạm Nga Đã đăng 06/07/2019
Ung thư gan chắc chắn là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải. Bởi vậy mà việc tìm hiểu những sự thật nhanh về căn bệnh này trong bài viết dưới đây sẽ là điều hết sức cần thiết để giúp phòng ngừa, phát hiện và quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao hơn.
Ung thư gan là gì?
Ung thư gan là tình trạng xuất hiện các tế bào ung thư phát triển tại gan và có thể lan ra các tế bào tại những cơ quan khác. Theo đó, khi gặp phải bệnh lý này, gan sẽ có tình trạng suy giảm chức năng hay thậm chí là không thể thực hiện được chức năng loại bỏ chất độc vốn có. Bởi vậy, ung thư gan được coi là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất đã được phát hiện trong y học.
Triệu chứng của ung thư gan
Thực tế, các triệu chứng của ung thư gan thường không thực sự rõ rệt ở giai đoạn đầu, mà chỉ tới khi về sau, các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn thì các triệu chứng mới rõ ràng và rầm rộ. Theo đó, các triệu chứng của ung thư gan bao gồm:
- Ăn không ngon.
- Đầy bụng.
- Khó tiêu.
- Gặp nhiều khó khăn trong việc đại tiện.
- Sút cân.
- Thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy.
- Có cảm giác đau ở vùng sườn phải.
- Nước tiểu sẫm màu.
- Vùng gan có cảm giác đau tức như dao đâm. Cơn đau có thể lan xuyên lưng và vai.
- Gan to, ấn vào vùng bụng gan thấy đau, sờ thấy gồ ghề.
- Bụng chướng to do tích nước.
- Da vàng.
- Cơ thể mệt mỏi.
Ung thư gan có các giai đoạn nào?
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, thực tế ung thư gan tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau mà ở đó, mức độ nguy hiểm cũng như khả năng điều trị của bệnh sẽ có sự khác biệt. Cụ thể, những giai đoạn của ung thư gan bao gồm:
- Giai đoạn I: Xuất hiện các khối u đơn lẻ.
- Giai đoạn II: Tế bao ung thư từ các khối u phát triển xâm nhập vào mạch máu nhưng chưa lan đến hạch bạch huyết và các tế bào khác.
- Giai đoạn III: Được chia thành nhiều giai đoạn nhỏ.
+ Giai đoạn IIIA: Các khối u gia tăng về mặt số lượng và trong đó có nhiều hơn một khối u kích thước trên 5cm.
+ Giai đoạn IIIB: Tế bào ung thư từ các khối u bắt đầu xâm nhập vào tĩnh mạch chính của gan nhưng hạch bạch huyết vẫn “an toàn”.
+ Giai đoạn IIIC: Tế bào ung thư bắt đầu lan tới lớp vỏ ngoài của gan.
+ Giai đoạn IV: Cũng được chia thành nhiều mức độ nhỏ như giai đoạn III.
+ Giai đoạn IVA: Tế bào ung thư đã xuất hiện trong mạch máu của gan và một số cơ quan lân cận gần đó, hạch bạch huyết cũng đã bị “tấn công”.
+ Giai đoạn IVB: Là giai đoạn tiến triển cuối cùng khi tế bào ung thư di căn sang nhiều cơ quan khác trên cơ thể. Lúc này, rất khó để duy trì sự sống cho người bệnh.
Nguyên nhân nào gây ung thư gan?
Thực tế, các nguyên nhân gây ung thư gan rất đa dạng và không dễ để kiếm soát, bao gồm:
- Do di truyền và giới tính: Nam giới được cho là dễ mắc ung thư gan hơn so với nữ giới.
- Do các bệnh lý liên quan: Những đối tượng mắc viêm gan B, viêm gan C, xơ gan…thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Do lối sống: Thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc là cũng là yếu tố làm gia tăng mắc ung thư gan.
- Do béo phì.
- Do thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường có chứa nhiều arsinic, vinyl chloride.
Phương pháp chẩn đoán ung thư gan
Hiện tại, để chẩn đoán ung thư gan, bên cạnh việc khai thác thông tin về triệu chứng bệnh từ các bệnh nhân, các bác sĩ thường sẽ sử dụng một trong những phương pháp sau nhằm có kết quả chính xác hơn:
- Xét nghiệm máu.
- Chụp MRI.
- Chụp CT scan.
- Siêu âm
- Làm sinh thiết.
Người bệnh có thể không cần thực hiện tất cả các phương pháp trên mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể.
Điều trị ung thư gan bằng cách nào?
Ung thư gan gây nguy hiểm rất lớn khi đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu phát hiện sớm, việc điều trị sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. Theo đó, y học hiện nay đang điều trị ung thư gan theo các phương pháp như:
- Các phương pháp diệt tại chỗ: Bao gồm các phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư bằng việc sử dụng tia laser hoặc sóng cao tần hay tiêm axit axetic.
- Phẫu thuật để cắt bỏ khối u: Thường áp dụng với những trường hợp phát hiện bệnh sớm và lá gan vẫn còn tương đối khỏe mạnh.
- Hóa trị: Nếu không thể phẫu thuật cắt bỏ khối u, các bác sĩ thường sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng hóa trị. Theo dó, các loại thuốc chống lại sự phát triển của tế bào ung thư có chứa hóa chất sẽ được tiêm, truyền vào cơ thể. Hóa trị có thể hiệu quả nhưng cũng gây ra khá nhiều các tác dụng phụ không mong muốn.
- Xạ trị: Là phương pháp mà người bệnh sẽ được chiếu các tia phóng xạ với mức năng lượng thích hợp để tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các tế bào khỏe mạnh ở vùng lân cận.
Phòng ngừa ung thư gan như thế nào?
Ung thư gan có thể được phòng ngừa khá hiệu quả từ chính việc duy trì lối sống lạnh mạnh, ăn uống hợp lý hàng ngày như:
- Ngủ đủ giấc, tuyệt đối không nên thức quá khuya.
- Có một chế độ ăn hợp lý, nhiều rau xanh và hạn chế các món ăn có nhiều giàu mỡ.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia.
- Duy trì tập luyện thể dục đều đặn.
- Không làm việc căng thẳng quá mức.
- Định kỳ thăm khám sức khỏe từ 3-6 tháng/ lần.
>>> Xem thêm: 5 Cách phòng tránh viêm gan tốt nhất
Trên đây là những sự thật nhanh về ung thư gan xin được chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng các thông tin này sẽ góp phần để lá gan của của bạn được khỏe mạnh hơn. Vì thế, hãy lưu lại và sử dụng những kiến thức này khi cần thiết nhé!